Giáo dục Thế hệ Alpha

Châu Á

Lấy ví dụ về đất nước văn minh và có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, một ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống giáo dục chính là số lượng học sinh ngày càng giảm một cách rõ rệt. Tâm lý không muốn lập gia đình và ngại sinh con, khiến số trẻ sơ sinh của Nhật Bản vào năm 2019 chỉ đạt 900 000 trẻ, thấp nhất trong vòng 120 năm. Không những vậy, Nhật Bản đối mặt với sự già hóa dân số nhanh chóng làm ảnh hưởng tới nhiều mặt đến xã hội của nước này. Chính vì thế, để thúc đẩy tỷ lệ sinh quốc gia, chính phủ Nhật, đứng đầu là thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra một số cải cách giáo dục quan trọng (bắt đầu từ tháng 10 năm 2019) như miễn phí cho giáo dục mầm non (trẻ từ 3-5 tuổi), miễn phí chăm sóc trẻ em dưới 2 tuổi, miễn thuế cũng như hỗ trợ tài chính đối với việc mua sách giáo khoa, vận chuyển và chi phí sinh hoạt đối với các gia đình có thu nhập thấp. Những chính sách này nhằm hỗ trợ tối đa cho sự phát triển giáo dục của học sinh Nhật Bản nói chung và những mầm non thế hệ Alpha nói riêng.[49][50]

Châu Âu

Môi trường Châu Âu là môi trường lý tưởng tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng. Cách giáo dục của người châu Âu cũng khác với người châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, người lớn đã tập cho chúng khả năng tự lập, học nhiều kỹ năng sống, cho trẻ tự mình trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng của chúng. Điều này hình thành thói quen tốt và cũng như tư duy phát triển cho các thế hệ lớn lên tại đây.

Ở Đức, trẻ con được học cách kết bạn, người Đức có thể chưa thân thiện và nhiệt tình như người Mỹ nhưng họ lại khá sâu sắc. Họ "dị ứng" với kiểu sống giả dối, vì vậy họ áp dụng vào cách dạy dỗ con cái "luôn sống chân thật và tình cảm". Phải sống tự chủ và không dựa dẫm vào người khác do vậy nên tình bạn của họ rất bền chặt và khắng khít. Ngoài ra, chúng còn được học cách chơi đùa hay học cách thân thiện với môi trường, tự nhiên. Trẻ em ở đây đều có xe đạp riêng, đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe mà còn có lợi cho môi trường. Chúng yêu các động vật, hình ảnh quen thuộc thường thấy ở các quảng trường, trẻ em tự do vui chơi và cho những chú chim bồ câu nhỏ thức ăn, chúng được dạy bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ bản thân mình vậy.[51]

Phần đông trẻ em các nước châu Âu, đặc biệt là trẻ em thế hệ Alpha thừa hưởng tất cả mọi chế độ giáo dục ưu tú nhất từ tinh hoa những thế hệ trước và sự phát triển nhanh chóng trong thời đại Kỹ thuật số.

Bắc Mỹ

Trẻ em thuộc thế hệ Alpha được các cơ quan như Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ,… khuyến khích thực hiện các hoạt động vui chơi và phát triển sức khỏe tâm lý thông qua các chương trình giáo dục của họ. Những cơ quan này cho rằng việc “học tập và vui chơi” đối với lứa tuổi này đặc biệt quan trọng và có tầm ảnh hưởng to lớn đến khả năng phát triển sau này của các đứa trẻ đặc biệt là các bạn nhỏ thuộc thế hệ Alpha ngày nay. Theo tiến sĩ Michael Yogman, các hoạt động chơi của trẻ nhỏ không nhất thiết phải liên quan đến các đồ chơi đẹp mắt mà các đồ gia dụng trong nhà cũng hoàn toàn có thể. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đọc sách cho các bạn nhỏ nghe – hoạt động này được xem là trò chơi bởi nó kích thích trí tưởng tượng của trẻ nhỏ. [52]

Năm 2019, các bác sĩ tâm thần học tại Quebec đã phát động một chiến dịch kêu gọi thành lập các khóa học về sức khỏe tâm thần cho học sinh tiểu học để dạy họ cách xử lý khủng hoảng cá nhân hoặc xã hội và đối phó với tác động tâm lý của thế giới kỹ thuật số. Theo Hiệp hội các bác sĩ tâm thần học Quebec (AMPQ), chiến dịch này tập trung vào những đứa trẻ sinh sau năm 2010, tức là những đứa trẻ thuộc thế hệ Alpha. [53]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế hệ Alpha http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/201... http://spkt.net/threads/3-cach-giao-duc-tre-em-hay... https://www.cbc.ca/news/business/think-millennials... https://www.cbc.ca/news/canada/calgary/canada-wome... https://globalnews.ca/news/4528546/millennials-deb... https://apnews.com/0463abca6436472cb44176602078b24... https://www.axios.com/generation-alpha-millennial-... https://www.bbc.com/news/health-46118103 https://www.bbc.com/news/health-49192445 https://www.bbc.com/news/world-europe-51061499